Địa chỉ: Phòng 417, K7/25 Quang Trung - Đà Nẵng
Điện thoại: (05113) 827 111 (417) - (05113) 652 608
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP ĐÀ NẴNG Số: 01/KH-LĐLĐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày 05 tháng 02 năm 2013 |
Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-TLĐ ngày 15/01/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống tổ chức Công đoàn; Kế hoạch số 62/KH-MT ngày 20/01/2013 tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành kế hoạch tổ chức triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố đề nghị các cấp công đoàn báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, UBMTTQ cùng cấp có kế hoạch tổ chức thực hiện lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức lao động với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Việc tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của người lao động, tạo sự đồng thuận của người lao động, thể hiện ý chí nguyện vọng của người lao động và hệ thống công đoàn các cấp trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
2. Thông qua việc tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động và công đoàn các cấp đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
3. Việc tổ chức phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC LẤY Ý KIẾN
1. Đối tượng lấy ý kiến
- Công nhân, viên chức, lao động, cán bộ và đoàn viên công đoàn;
- Các cấp Công đoàn bao gồm:
+ LĐLĐ quận, huyện, công đoàn ngành, công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất, công đoàn Viên chức thành phố Đà Nẵng;
+ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận, huyện, công đoàn ngành, công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất, công đoàn Viên chức thành phố Đà Nẵng;
+ Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố;
+ Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành TW đóng trên địa bàn TP
2. Nội dung lấy ý kiến
Lấy ý kiến về toàn bộ Dự thảo Hiến pháp năm 1992, bao gồm:
Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày của Hiến pháp.
Trong các nội dung lấy ý kiến, cần tập trung những vấn đề cơ bản, liên quan đến vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng như quyền của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân …
3. Hình thức lấy ý kiến
- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- Các cấp công đoàn thành phố, tùy theo điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn hình thức lấy ý kiến phù hợp; có thể phối hợp với chính quyền, chuyên môn tổ chức các Hội nghị, hội thảo hoặc góp ý trực tiếp bằng văn bản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Liên đoàn Lao động thành phố
- Xây dựng Kế hoạch lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong hệ thống Công đoàn trước ngày 05/02/2013;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cấp công đoàn tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đảm bảo đúng tiến độ;
- Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong các cấp công đoàn thành phố (dự kiến cuối tháng 02/2013);
- Tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các cấp công đoàn thành phố và Báo cáo kết quả góp ý gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố (gửi trước ngày 28/2/2013).
2. Đối với LĐLĐ quận, huyện, Công đoàn ngành, Công đoàn viên chức, Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất.
- Triển khai Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến công đoàn cơ sở trực thuộc;
- Tùy theo điều kiện cụ thể, đơn vị lựa chọn hình thức lấy ý kiến phù hợp, có thể tổ chức các Hội nghị, hội thảo hoặc góp ý bằng văn bản trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Công đoàn cơ sở gửi về Liên đoàn Lao động thành phố trước ngày 27/02/2013.
3. Đối với Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ thành phố, Công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành TW đóng trên địa bàn thành phố.
- Lấy ý kiến của cán bộ, CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi về Liên đoàn Lao động thành phố trước ngày 27/02/2013.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố đề nghị các cấp công đoàn khẩn trương phối hợp với chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động và UBMT TQ cùng cấp triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả lấy ý kiến theo yêu cầu và tổng hợp ý kiến, báo cáo kết quả (theo đề cương gửi kèm) về Liên đoàn Lao động thành phố (qua Ban Chính sách - Pháp luật) đúng thời gian quy định.
Quá trình tổ chức triển khai lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đề nghị các cấp Công đoàn sử dụng tài liệu phục vụ việc tham gia ý kiến tại Website Công đoàn thành phố: www.congdoandanang.org.vn
Nơi nhận: - Tổng LĐLĐ VN; - UBND TP; - UBMTTQ VN TP ĐN; - Các cấp Công đoàn; - Lưu: VT, CSPL. |
TM. BAN THƯỜNG VỤ PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Nguyễn Đức Thanh |
1. Quá trình tổ chức lấy ý kiến Dự thảo góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992
- Công tác tổ chức lấy ý kiến;
- Hình thức tổ chức lấy ý kiến;
- Các đối tượng được lấy ý kiến;
- Các đối tượng đóng góp ý kiến và được tổng hợp vào Báo cáo.
2. Đánh giá chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
- Nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cụ thể:
+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;
+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ;
+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc;
+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp;
- Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992;
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đảm bảo là đạo luật cơ bản của nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài;
3. Ý kiến cụ thể về nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
- Tên gọi của Hiến pháp;
- Lời nói đầu của Hiến pháp: Có cần bổ sung thêm nội dung không?
- Chế độ chính trị: Lấy ý kiến điều 9 về MTTQVN; điều 10 về Công đoàn Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào điều 10;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Tập trung lấy ý kiến điều 26 về quyền tự do lập hội, điều 29 về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; điều 35 về quyền được bảo đảm an sinh xã hội; điều 38 về quyền có việc làm, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc, về hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật;
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Tập trung lấy ý kiến điều 55 về các thành phần kinh tế; điều 61 về việc nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; điều 63 về hệ thống an sinh xã hội;
- Bảo vệ tổ quốc;
- Bộ máy nhà nước:
+ Quốc hội: Tập trung lấy ý kiến điều 75 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội; điều 79 về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Chủ tịch nước;
+ Chính phủ: Tập trung lấy ý kiến điều 101 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ;
+ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
+ Chính quyền địa phương: Tập trung lấy ý kiến điều 115 về phân định các đơn vị hành chính, lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; điều 119 về việc UBMTTVN, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội địa phương được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị UBND;
+ Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước (là những nội dung mới);
4. Ý kiến về kỹ thuật lập Hiến:
Về bố cục và kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng các quy định của Dự thảo sửa đỏi Hiến pháp năm 1992.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: